Tạp chí Heritage tổng hợp

Bước qua những ngày mùa xuân êm ả, tiết trời sang tháng 4 sáng bừng ấm áp và rộn rã hơn với các lễ hội truyền thống của đất nước. Dọc theo dải đất hình chữ S, hình ảnh các lễ hội ở Việt Nam ghi dấu trong lòng du khách thập phương về lòng người hồn hậu, nét đẹp văn hoá nghìn năm chẳng phai mờ cùng không khí nô nức, tưng bừng. Trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hai mùa xuân – hạ, tham gia các lễ hội đặc truyền thống sẽ mang đến những trải nghiệm khó quên!

thang-3-4-hang-nam-viet-nam-ron-rang-trong-khong-khi-cua-nhung-le-hoi-dac-sac

Tháng 3, 4 hàng năm, Việt Nam rộn ràng trong không khí của những lễ hội đặc sắc
(Nguồn: nguoiduatin)

1. Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng 3”

Cứ vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, những người con đất Việt lại hướng về ngày lễ quan trọng của đất nước – Giỗ Tổ Hùng Vương. Nhiều du khách đã tề tựu về đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ từ những ngày trước ngày chính hội để tham gia trọn vẹn mọi hoạt động trong lễ hội này. 

Phần đặc biệt nhất trong ngày Giỗ Tổ chắc chắn phải kể đến màn rước kiệu dâng lễ của các xã, phường xung quanh Việt Trì. Họ đã dày công chuẩn bị một phần lễ hoành tráng từ trước ngày diễn ra sự kiện rất xa. Đến sáng sớm của ngày chính hội, đoàn rước kiệu cung tiến lễ vật bắt đầu trang nghiêm tiến về đền Hùng từ khắp các xã Chu Hóa, Hy Cương, Hùng Lô, Hùng Sơn. 

Bên cạnh phần rước kiệu dâng lễ, những hoạt động ý nghĩa khác cũng được tổ chức xuyên suốt thời gian này. Chẳng hạn: màn biểu diễn múa rối nước ở sân khấu thủy đình (hồ Khuôn Muồi), hội thi nấu bánh chưng – giã bánh giầy và các hoạt động thể thao bên lề khác…

Có thể nói trong chuỗi các lễ hội Việt Nam vào tháng 3, 4, Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ đặc biệt không thể bỏ qua.

den-hung-ron-ra-trong-trong-ngay-gio-to-mung-10-3

Đền Hùng rộn rã trong trong ngày Giỗ Tổ mùng 10/3
(Nguồn: Du lịch Phú Thọ)

2. Lễ hội Phủ Tây Hồ

Một trong các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng với tục thờ Mẫu là lễ hội Phủ Tây Hồ, thờ Mẫu Liễu Hạnh, tức công chúa Quỳnh Hoa, em gái thứ hai của Ngọc Hoàng. 

Lễ hội Phủ Tây Hồ diễn ra vào mùng 3/3 đến 7/3 âm lịch hàng năm tại Phủ Tây Hồ tại Hồ Tây, Hà Nội, bao gồm phần lễ và phần hội cực kỳ náo nhiệt, thu hút đông đảo du khách và người dân bản địa tham gia. 

Theo đó, vào 3/3, đoàn rước kiệu các Mẫu sẽ diễu hành từ Yên Phụ đến đền Nghĩa lấy mã và quay về Phủ Tây Hồ. Đi theo đoàn rước, người người mong các Mẫu thấy được lòng thành, sau đó dâng hương, cầu nguyện cho gia đạo bình an trước điện thờ chính.  

Giống như các lễ hội của Việt Nam khác, Phủ Tây Hồ những ngày này cũng diễn ra các hoạt động thú vị thuộc khuôn khổ phần “hội”. Trong đó, cuộc thi hát chầu văn, đàn ca tại chùa Linh Phổ là dịp tuyệt vời để thưởng thức tinh hoa trong văn hoá, nghệ thuật cổ truyền nước nhà. 

le-hoi-phu-tay-ho-dien-ra-vao-khoang-3-3-den-7-3-am-lich

Lễ hội Phủ Tây Hồ diễn ra vào khoảng 3/3 đến 7/3 âm lịch
(Nguồn: vietnamdiscovery)

3. Lễ hội Đua voi

Rời miền Bắc vào miền Trung, tháng 3 Âm lịch có một lễ hội náo nhiệt khác của đồng bào Tây Nguyên mà bạn không thể bỏ qua là hội Đua voi. Cứ hai năm/lần, người dân bắt đầu tập trung khoảng 15 – 18 chú voi tại huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk để chuẩn bị cho cuộc đua.

Sau khi trải qua 4 phần lễ, cuộc thi sẽ chính thức bắt đầu với ba hạng mục: đá bóng, chạy và bơi. Mỗi chú voi được điều khiển bởi hai ma-gút địa phương khoẻ mạnh. Cuộc đua này là dịp để du khách thể nghiệm sự điêu luyện, tinh thần thượng võ của đồng bào Tây Nguyên. Đồng thời, nó cũng là nghi lễ truyền thống nhằm cầu chúc cho mưa thuận gió hoà.

le-hoi-dua-voi-o-huyen-buon-don-dak-lak

Lễ hội Đua voi ở huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk
(Nguồn: BMT47)

4. Lễ hội Tháp Bà Pônagar

Trong số các lễ hội ở Việt Nam vừa điểm, có lẽ lễ hội Tháp Bà Pônagar sắp được nhắc tới đây là có nhiều nghi thức chính phức tạp và tinh tế nhất. Lễ hội Tháp Bà Pônagar diễn ra vào khoảng 20/3 đến 23/3 âm lịch, tại di tích Tháp Bà Pônagar, Nha Trang – nơi thờ phụng Thiên Y Na Thánh Mẫu, mẹ xứ sở của người Chăm.

Trong phần lễ chính, du khách đến nơi này sẽ phải choáng ngợp trước hàng loạt nghi lễ được chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo đến từng chi tiết. Lễ thay y đổi trang phục, mũ miện mới cho tượng Mẹ với nước tắm từ rượu pha loãng cùng ngũ hoa; lễ thả hoa đăng lộng lẫy trong tối 20/3, dùng hơn mười ngàn chiếc hoa đăng để cầu siêu cho các vong hồn và các nghi lễ khác như lễ cúng Ngọ, lễ cầu quốc thái dân an, tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và Tôn Vương,… 

Mỗi nghi lễ trong lễ hội Tháp Bà Pônagar là một dịp để tưởng niệm cội nguồn, gắn kết cộng đồng và lưu truyền những giá trị văn hoá, lịch sử quý giá đến mãi ngàn sau. 

le-hoi-thap-ba-ponagar-trang-nghiem-va-long-lay

Lễ hội Tháp Bà Pônagar trang nghiêm và lộng lẫy
(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

5. Lễ 30/4

30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một trong các lễ hội Việt Nam quan trọng nhất. Trong ngày này, toàn dân được nghỉ trong vòng 1 ngày (kèm ngày 1/5 thêm 1 ngày nữa). Ngoài những hoạt động chúc mừng tập thể như bắn pháo hoa ở các thành phố lớn, mỗi tổ chức lại có những buổi biểu diễn, vui chơi,… khác nhau để chúc mừng. 

Để tận hưởng 2 ngày nghỉ này, nhiều người cũng lên kế hoạch du lịch trong nước để tận hưởng tiết trời mới vào hè lý tưởng. Những địa điểm phổ biến thường là Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết, Hội An,… Hoặc đơn giản hơn, về thăm quê hoặc nghỉ ngơi tại nhà cũng được nhiều người lựa chọn.

to-chuc-ban-phao-hoa-dip-30-4

Tổ chức bắn pháo hoa dịp 30/4
(Nguồn: Tieudung.vn)

Các lễ hội ở Việt Nam đều có phong vị và ý nghĩa riêng biệt, thể hiện tấm lòng hướng về nguồn cội, sự tươi đẹp của non nước cũng như văn hoá truyền thống nước ta. Trong hương sắc mùa xuân còn đọng lại, hãy bắt đầu chuyến khám phá lịch sử đất Việt qua các lễ hội trên!

Bài viết về các lễ hội Việt Nam khác: