Tạp chí Heritage tổng hợp

Bắt đầu một năm mới chim én thoi đưa cũng là lúc báo hiệu sự lên dây cót và khởi động các lễ hội đầu xuân ở Việt Nam. Đây là lúc cả đất trời và toàn bộ người dân Việt Nam đều hòa mình trong không khí náo nhiệt cũng như sự hân hoan vì một năm mới lại đến. Ở mỗi vùng, các lễ hội đều có đặc trưng riêng, nhưng nhìn chung đều liên quan đến tập tục sống, nét đẹp văn hóa và lịch sử. Nếu có kế hoạch du lịch cho mùa xuân này, đừng bỏ lỡ những trải nghiệm độc đáo trong chuyến du lịch đầy phấn khởi của mình nhé!

Bài viết liên quan:

mua-lan-su-rong-la-hinh-thuc-khong-the-thieu-o-cac-le-hoi-dau-xuan-o-viet-nam-heritage

Múa lân sư rồng là hình thức không thể thiếu ở các lễ hội đầu xuân ở Việt Nam
(Nguồn: Phuong Huy Hotel)

1. Miền Bắc

Lễ hội chùa Hương

Tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong khu thắng cảnh Hương Sơn, vào mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, lễ hội chùa Hương được tổ chức trong không khí tưng bừng và nô nức.Đây không chỉ là lễ hội du xuân thông thường mà gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng Bắc Bộ.

Tương truyền, lễ hội chùa Hương ứng với tín ngưỡng dân gian thờ chúa Ba, ứng thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, dưới hình hài là công chúa Diệu Huyền đã đắc đạo thành Phật sau 9 năm trời tu hành tại vùng núi Hương Sơn để đi phổ độ chúng sinh. Do đó, các Phật tử khắp nơi không ngừng đổ về hành hương trong thời khắc mùa xuân tràn ngập khắp đất trời.

nguoi-nguoi-no-nuc-di-te-le-chua-heritage

Người người nô nức đi tế lễ chùa
(Nguồn: Wikipedia)

Lễ hội gò Đống Đa

Trong các lễ hội đầu xuân ở Việt Nam, lễ hội gò Đống Đa ở Hà Nội được xếp vào hàng ngũ những lễ hội độc đáo, đậm chất văn hóa dân tộc. Đây là lễ hội được tổ chức công lao của Vua Quang Trung- người đã chống lại quân Thanh xâm lược, dựng lên bờ cõi nước nhà.

Vào mùng 5/1 Âm lịch, từ tờ mờ sáng, lễ hội đã được chuẩn bị tương đối tươm tất. Các bô lão trong làng đến dâng hương và thay mặt mọi người trong làng đọc lời tuyên thở và khai mạc ngày hội. Mở màn, chính là lễ rước kiệu Vua Quang Trung và Hoàng Hậu Ngọc Hân. 

le-hoi-tuong-nho-vua-quang-trung-nguyen-hue-heritage

Lễ hội tưởng nhớ Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ
(Nguồn: Zing News)

Điểm đến 12 giờ trưa, người dân trong làng sẽ tái hiện trận đánh kịch liệt của quân Tây Sơn và Nhà Thanh khi xưa bằng cách rước rồng lửa từ Khương Thượng về. Trong lúc rước, những màn biểu diễn côn quyền được diễn ra để thể hiện tinh thần khí phách và sự oai hùng của đoàn quân năm xưa. Mỗi khi ngày hội tổ chức, nơi này lại được bao phủ bởi biển người đến cầu phúc, bình an, dâng hương tế lễ và chung vui cùng không khí lễ hội tưng bừng.

Lễ hội Khai ấn đền Trần

Có từ thế kỷ thứ XIII, tập tục văn hóa, lễ hội Khai ấn đền Trần khi xưa là một trong các lễ hội đặc sắc ở Việt Nam được thực hiện để tế tổ, thể hiện lòng biết ơn cha ông, những  người đã dựng lên cơ đồ đất nước Việt Nam. Ngày nay, lễ hội được kế thừa và vẫn phát huy nét đẹp truyền thống ý nghĩa này và dùng để tưởng nhớ các vị Vua nhà Trần.

Khai mạc đúng vào giờ Tý (12 giờ đêm) bằng một trận pháo giòn giã, phần lễ chính thức bắt đầu. Một cụ ông trong làng sẽ đại diện toàn thể cư dân hành lễ. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, những trò chơi dân gian đấu vật, múa lân, đi cầu kiều, múa bài bông, chọi gà,… được tiến hành trong không khí hân hoan.

le-hoi-thu-hut-dong-dao-du-khach-thap-phuong-heritage

Lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương
(Nguồn: Makoser)

Lễ hội Yên Tử

Các lễ hội dân gian Việt  Nam gọi tên lễ hội Yên Tử vào danh sách nhất định phải tham gia một lần. Bởi đây không chỉ là cuộc hành trình về với cội nguồn Phật giáo, mà phong cảnh nơi chùa Yên Tử không thể đùa được đâu. Những tòa tháp cổ, ngôi chùa ẩn hiện trong cảnh quan núi non kỳ vĩ, thể hiện nét đẹp văn hóa, lịch sử.

Nếu bạn muốn dịp đầu xuân này của mình trở nên ý nghĩa, tách mình ra khỏi thế giới trần tục, thì không thể bỏ qua cuộc hành hương trên con đường uốn lượn và gập ghềnh. Đây chính là thử thách để kiểm tra xem lòng thành và sự quyết tâm chinh phục khu vực linh thiêng này. Đừng quên lưu lại lịch tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng để không bỏ lỡ lễ hội Yên Tử nhé!

canh-vat-noi-chua-yen-tu-lam-ton-vinh-len-net-dep-linh-thieng-cua-le-hoi-heritage

Cảnh vật nơi chùa Yên Tử làm tôn vinh lên nét đẹp linh thiêng của lễ hội
(Nguồn: Checkin Travel)

Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo lịch các lễ hội Việt Nam, ngày hội truyền thống này không tổ chức vào dịp đầu xuân mà vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch. Đây cũng chính là một trong những Quốc giỗ lớn tại Việt Nam. Đây là dịp để tưởng nhớ công lao khai phá và dựng nước của các vị vua Hùng tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Ở một số năm còn có bắn pháo hoa trong cuộc hành hương tưởng niệm các vua Hùng. Bên cạnh phần lễ linh thiêng và nghiêm trang, phần hội có sự góp mặt của các trò chơi dân gian thu hút như hát xoan, thi đấu vật, thi kéo co,… Đặc sắc nhất là thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc cũng là nơi đã từng diễn ra các cuộc tập trận thủy binh của vua Hùng.

phan-le-duoc-dien-ra-nghiem-trang-heritage

Phần lễ được diễn ra nghiêm trang
(Nguồn: META)

2. Miền Trung

Lễ hội Đền vua Mai

Vua Mai ở đây là Mai Hắc Đế, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đường đầu thế kỷ thứ 8. Đây chính là một trong những lễ hội mở màn cho các hoạt động lễ sau này của tỉnh Nghệ An. Vùng đất địa linh nhân kiệt này vào ngày mùng 3 đến mùng 5 Tết sẽ đón chào khách du lịch hoặc những người con phương xa trở về để tham gia ngày linh thiêng này.

Phần lễ được diễn ra nghiêm trang với các nghi thức kể đến như lễ rước nước, khai quang, yết cáo, dâng hương tưởng niệm, lễ tạ,… Đến phần hội như các lễ hội đầu xuân ở Việt Nam khác, những trò chơi dân gian được tổ chức, điển hình là kéo co, hội vật, cờ thẻ, đu tiên, chọi gà,… 

Bên cạnh đó, xã Nam Đàn còn nhân dịp này quảng bá những đặc sản nổi bật của quê hương, nào là tương, dầu lạc hay bột sắn dây. Không khí lễ hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt đất trời ngày xuân.

Lễ hội Cầu Ngư 

Nghe tên là đoán được ngay, đây chính là lễ hội của người dân miền sông nước, cụ thể là ở ven biển Nam Trung Bộ. Đây chính là lễ hội gắn liền với tục thờ Cá Ông được phát triển dựa trên truyền thuyết dân gian cổ xưa.

phat-huy-gia-tri-van-hoa-dan-toc-bien-heritage

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc biển
(Nguồn: Tép Bạc)

Đối với người dân miền biển, chỉ cần sóng êm, gió hòa, tôm cá đầy khoang thì đó là niềm vui không thể tả được. Ấy cũng là dịp để bày tỏ lòng thành đối với những vị thần đã hỗ trợ người dân no ấm trong mùa cá bội thu.

3. Miền Nam

Lễ hội núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh)

Không quá xa lạ với người dân đất việt, hằng năm, vào mỗi dịp Tết đến xuân, đặc biệt là ngày mùng 4 tháng Giêng hội Xuân tổ chức, khắp nơi lại kéo đến để tạ lễ. Thực tế, ba ngày 4, 5, 6 tháng 5 Âm lịch mới được xem là lễ hội quan trọng nhất ở núi Bà, tổ chức Hội Vía Bà.

Du khách tham gia hành hương đông không kể xiết. Khắp nơi đều tràn ngập những phần lễ để dâng lên Bà cầu điều tốt lành sẽ đến trong năm. Bên cạnh đó, những đặc sản ở Tây Ninh được bày bán xung quanh khu thờ cũng gây được sự chú ý và ủng hộ nhiệt tình của người dân nơi xa.

dau-xuan-nui-ba-den-luon-la-dia-diem-thu-hut-heritage

Đầu xuân, núi Bà Đen luôn là địa điểm thu hút
(Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống)

Lễ hội đền Đức Thánh Trần

Đây là dịp để tri ân công đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời cũng để cho con cháu ghi nhớ lịch sử dân tộc. Ấy cũng là lễ hội mà người dân Sài Gòn không cần đi xa để tế lễ. Nếu bạn có đi du lịch Sài Gòn vào ngày 8 đến ngày 10 tháng giêng hàng năm, thì đừng bỏ qua dịp đặc sắc này nhé!

Phần lễ sẽ được các vị cao niên đọc bài tế ngưỡng vọng đến Đức Thánh Trần. Phần hội không thể thiếu các hoạt động phong phú như: múa lân sư rồng, diễn các ca khúc xuân, làn điệu dân ca để góp phần làm nên không khí vui tươi và hạnh phúc dịp đầu xuân.

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu

Nổi tiếng nhất trong các lễ hội đầu xuân ở Việt Nam ở vùng Đông Nam Bộ chính là lễ hội chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương.. Đây cũng chính là điểm đến du lịch lễ hội được đông đảo du khách thập phương tham gia. Hằng năm lễ rước kiệu Bà được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch. Đa phần là người Việt gốc Hoa đến dự lễ

chua-ba-thien-hau-tai-binh-duong-la-diem-den-tam-linh-moi-dip-xuan-ve-heritage

Chùa Bà Thiên Hậu tại Bình Dương là điểm đến tâm linh mỗi dịp xuân về
(Nguồn: Binhduongvncity)

Để chuẩn bị cho ngày hội này, ban tổ chức rất kỳ công sửa sang lại nội và ngoại thất, trang hoàng thêm đèn lồng và cờ từ cửa tam quan đến điện thờ. Bên cạnh đó, các lễ vật dâng lên cúng cũng không được thiếu, đầy đủ heo quay, ngỗng cùng các loại bánh trái hoa quả để bày tỏ lòng biết ơn và cầu bình an đến mọi nhà. 

Việt Nam là miền đất giàu truyền thống và lễ hội. Thế nên nếu bạn có đi đến bất cứ nơi nào vào dịp đầu xuân, đừng quên kiểm tra thông tin xem có ngày lễ nào diễn ra không nhé! Đây cũng là dịp để bạn chứng kiến và tham gia nét đẹp truyền thống độc đáo của người dân bản địa cũng như cách họ đã giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thế nào.