Bài: TS Emma Duester
Ảnh: Phan Đan, SEN HERITAGE

Trong 5 năm qua ở Hà Nội, việc số hóa các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật đã diễn ra có hệ thống từ các cơ quan văn hóa Nhà nước, các phòng tranh tư nhân, các trung tâm nghệ thuật phi lợi nhuận tới các nghệ sĩ độc lập.

Trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Flamingo

Những dự án số hóa tập trung vào việc bảo tồn văn hóa và nghề thủ công dân gian, di sản văn hóa phi vật thể thông qua chụp ảnh, quét và xây dựng kho lưu trữ số của các bộ sưu tập nghệ thuật. Bên cạnh đó, những dự án này cũng tiến tới xây dựng các nội dung thu hút khán giả hơn và ra mắt nhiều chương trình lên trực tuyến để công chúng có thể truy cập rộng rãi. 

Tận dụng các cơ hội từ số hóa 

Các cá nhân, đơn vị làm về văn hóa ở khắp Hà Nội chia sẻ rằng thời gian diễn ra đại dịch đã vô tình hỗ trợ các bước phát triển trong hoạt động số hóa. Họ nhanh chóng tận dụng cơ hội này để sử dụng các nội dung số hóa nhằm thay đổi nhận thức của khán giả trong nước và quốc tế về nền nghệ thuật Việt Nam.

Bà Lê Nhung – bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho rằng số hóa là một “bước phát triển tích cực” cho việc bảo tồn, bảo đảm tính an toàn, bền vững của lĩnh vực văn hóa, cũng như giúp tăng số lượng các tàinguyên sẵn có và nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn tài nguyên này. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã phải đóng cửa và tạm thời ngừng đón khách tham quan trong các giai đoạn Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội. Tuy nhiên, việc đóng cửa không đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động. Bảo tàng đã tìm ra cách mang các sưu tập, hiện vật đến với công chúng, giúp họ có thể chiêm ngưỡng chúng ngay tại nhà của mình thông qua các nền tảng trực tuyến.

Trang sức bạc trong sưu tập tại bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Bà Nguyễn Hải Vân – giám đốc bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chia sẻ: “Khía cạnh tích cực của kho lưu trữ số và thư viện trực tuyến là giúp đảm bảo an toàn cho các hiện vật và là nguồn lực cho những người làm giáo dục và giám tuyển”.

Tương tự như thế, bà Suzanne Letch – Art Vietnam Gallery cho hay thời gian giãn cách xã hội là cơ hội để bà thực hiện các dự án trực tuyến vốn đã mong muốn triển khai: “Chúng tôi tập trung vào các dự án vốn luôn bị để sang một bên trước đây khi phòng trưng bày được đón khách thường xuyên”.

Bà Dương Hằng – Hanoi Studio Gallery cũng cho biết: “Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào các nội dung số, thông tin cập nhật và đa dạng hơn”.

Thay đổi nhận thức của khán giả về nền nghệ thuật Việt Nam

Bà Stella Ciorra – Friends of Vietnam Heritage mong muốn số hóa tác phẩm văn hóa và nghệ thuật nhằm mang đời sống văn hóa nghệ thuật đương đại ở Hà Nội đến với khán giả trong nước và quốc tế. Nó tựa như việc tạo ra cuốn nhật kí số về một Hà Nội đương đại.

Điều này hoàn toàn khả thi vì như ông Đỗ Sơn Nhà đấu giá Pi chia sẻ: “Qua các nền tảng số, chúng tathể hiện được không chỉ nghệ thuật số mà còn cả văn hóa số”, hàm ý rằng công chúng có thể nắm bắt được phần nào văn hóa Việt Nam đương đại thông qua việc chia sẻ trực tuyến các tác phẩm nghệ thuật.

Bà Suzanne Lecht – Art Vietnam Gallery bày tỏ: “Với những nội dung được đưa lên mạng trực tuyến, chúng tôi muốn thể hiện sự đa dạng về phong cách của các nghệ sĩ, qua đó cho thấy sự phong phú của nền nghệ thuật Việt Nam”.

Trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Flamingo 68 H233 - 2021 Trưng bày tại triển lãm "Tái bản: Nghệ thuật chữ như là..." ở đại học RMIT

Các bước tiến về số hóa ở Việt Nam

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã coi ngành công nghiệp sáng tạo là một lĩnh vực chủ chốt đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng như hợp tác quốc tế, nhằm thay đổi hình ảnh của quốc gia có các sản phẩm từ “được sản xuất tại Việt Nam” tiến tới “được thiết kế, sáng tạo và tạo ra ở Việt Nam”(UNESCO, 2019).

Việc số hóa các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật ở Việt Nam sẽ giúp đảm bảo việc bảo tồn bền vững các di sản văn hóa. Quan trọng hơn, với việc có nhiều tài nguyên số hơn, nền nghệ thuật và văn hóa Việt Nam có thể được quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế. Từ đó giúp phát triển các mối quan hệ và hợp tác quốc tế.