Bài: Lê Anh
Ảnh: Bá Ngọc

Đã thành một nét đẹp truyền thống vào những ngày đầu xuân, người Việt nam thường hay tìm đến chốn tâm linh để cầu an và gửi gắm ước nguyện hạnh phúc tràn đầy. Người dân Hà Nội thường viếng thăm Thăng Long tứ trấn – nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn hướng cho mảnh đất kinh kỳ từ ngàn đời nay.

Suốt chiều dài lịch sử của kinh thành Thăng Long – Thủ đô Hà Nội, đã có rất nhiều di tích tôn giáo, tín ngưỡng đi cùng các lễ hội tưởng nhớ công ơn của các vị thần hay những tiền nhân có công với dân, với nước. Tứ trấn Thăng Long là bốn ngôi đền thờ bốn vị thần trấn giữ bốn hướng Đông, Tây, nam, Bắc được xây dựng từ những ngày đầu vua Lý Thái Tổ dời đô về kinh thành Thăng Long. Đây là một phương thức sáng tạo không gian thiêng liêng đặc biệt. Bốn hướng của kinh thành đều được các vị thần bảo hộ để có một sức mạnh nội sinh kỳ diệu, từ đó uy lực của triều đình ngày càng được thượng tôn, cuộc sống của nhân dân ngày càng ấm no.

Những ngôi đền trong tứ trấn Thăng Long thờ bốn vị thần là đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ trấn phía Đông, đền Voi Phục thờ thần Linh Lang trấn phía Tây, đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn Đại Vương trấn phía nam và đền Trấn Vũ thờ thần huyền Thiên Trấn Vũ trấn phía Bắc.

Đền Bạch Mã trấn phía Đông kinh thành trước kia nằm ở cửa sông Tô Lịch đổ ra sông hồng, hiện nay ở phố hàng Buồm. Theo truyền thuyết, Lý Thái Tổ cầu thần Long Đỗ phù trợ định đô, xây dựng kinh thành mới đã được thần báo mộng thấy một con ngựa trắng. Dấu chân của ngựa trắng đã chỉ cho nhà vua biết phải xây thành Thăng Long ở những vị trí nào thì mới được bền vững. Khi xây xong thành, nhà vua đã đặt tên cho đền là Bạch Mã và phong thần Long Đỗ là Thành hoàng Quốc đô Thăng Long. Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 13/2 âm lịch hàng năm. nằm trong khu phố cổ, lễ hội đền Bạch Mã thu hút đông nhân dân và du khách thập phương.

Tiền đường đền Voi Phục

Đền Voi Phục thờ Đức thánh Linh Lang– vị thần trấn giữ phía Tây của kinh thành tọa lạc bên hồ Thủ Lệ dưới những bóng cây cổ thụ xanh mát. Trước cửa đền có đắp hai tượng voi quỳ nên vì thế nhân dân gọi là đền Voi Phục. Tương truyền hoàng tử Linh Lang là thiên sứ đầu thai làm con vị vua đời Lý và một nàng phi. Vua cha rất yêu quý hoàng tử này. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, hoàng tử Linh Lang đã chiến đấu anh dũng đập tan đạo quân xâm lược. Tuy nhiên, sau chiến thắng hoàng tử lại lâm trọng bệnh, khi nhà vua tới thăm, hoàng tử cho hay mình không phải là người trần rồi hóa thành con giao long trườn xuống hồ Dâm Đàm (nay là hồ Tây) và biến mất. nhà vua đã cho lập đền thờ và phong hoàng tử Linh Lang là “Thượng đẳng thần”. Lễ hội đền Voi Phục thường diễn ra trong ba ngày, từ ngày 9 đến 11/2 âm lịch hàng năm.

Đền Kim Liên trấn phía nam kinh thành Thăng Long thờ thần Cao Sơn – vị thần núi được tôn vinh có công trấn giữ sơn mạch nước Việt gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Đền Kim Liên tọa lạc ở phố Kim hoa, phương Phương Liên. ngôi đền này được khởi dựng từ đầu triều Lý. Đến đầu thời Lê Trung hưng, thần Cao Sơn đặc biệt được tôn sùng vì sự linh thiêng gắn với câu chuyện lịch sử khi vua Lê Tương Dực khẩn cầu thần phù trợ ở ngôi đền cổ trên đất ninh Bình ngày nay trong hành trình cầm quân dẹp loạn. Được thần trợ giúp nên chỉ sau 10 ngày, vua Lê Tương Dực đã chiến thắng. ngay sau đó, vị vua này đã cho xây dựng lại ngôi đền và đặt tấm bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh”. Đến đời hoằng Định (1600 – 1619), tấm bia này nổi lên ở bến Bồ Đề và được nhân dân phường Kim Liên rước về đặt ở di tích như hiện nay. Lễ hội chính của đền Kim Liên diễn ra vào ngày đản Thánh 16-3 âm lịch hàng năm.

Cổng ngoài đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc kinh thành còn có tên là huyền Thiên Trấn Vũ quán. Đền được xây dựng từ đầu thời Lý, trước đây đền tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn kéo dài đến tận phố Châu Long ngày nay. Lịch sử đã ghi lại nhiều cuộc trùng tu lớn cho di tích này để đến hôm nay, đền Quán Thánh là một trong những công trình kiến trúc giữ được nhiều nét đẹp cổ kính. Thêm vào đó, đền nằm ở địa thế rất đẹp bên hồ Tây nên có rất nhiều khách du lịch viếng thăm. Đền Quán Thánh thờ vị thánh kiệt xuất của đạo Lão là huyền Thiên Trấn Vũ đại đế. Tục truyền rằng vị thần này đã từng nhiều lần hiển linh giúp dân Việt đánh thắng giặc ngoại xâm. Di sản quý của đền chính là pho tượng đồng huyền Thiên Trấn Vũ do các nghệ nhân làng ngũ Xá đúc vào năm 1677. Đây cũng được biết đến là một trong những pho tượng đồng lớn nhất Việt nam. Ngày 3 tháng 3 và 9 tháng 9 âm lịch là ngày sinh và ngày hóa của đức thánh Trấn Vũ được lấy làm ngày tổ chức lễ hội của đền Quán Thánh.

Bài viết liên quan: