Bài: Thái A
Ảnh: Nguyễn Hồng Thái

Một dải đất Bồ Đề sát bên cầu Long Biên hội tụ nhiều nghệ nhân và nghệ sĩ. Họ sống giữa làng cổ và cống hiến cho đời sản phẩm thủ công mang dấu ấn tinh hoa nghề cổ.

Nghệ nhân gò đồng Nguyễn Ngọc Hùng với nét phác thảo trước khi tạo hình tác phẩm

Nhắc tới vùng tả ngạn sông Hồng chảy qua Hà Nội, người xưa nhớ tới câu ca dao “Nhong nhong nga ông đã v, ct cBĐcho nga ông ăn”, còn người nay lại nhớ tới những món đồ được chế tác bởi thợ giỏi khắp nơi hội tụ về. Không tính tới làng nghề Bát Tràng hay xa hơn là Kiêu Kỵ, chỉ ở một dải đất Bồ Đề sát bên cầu Long Biên đã hiện diện nhiều nghệ nhân và nghệ sĩ. Họ sống giữa làng cổ và cống hiến cho đời những sản phẩm thủ công mang dấu ấn tinh hoa nghề cổ.

Đầu tiên phải nhắc tới nghệ nhân gò đồng Nguyễn Ngọc Hùng, người vẫn được giới nghệ sĩ gọi bằng cái tên “Hùng điếu”. Sở dĩ gọi vậy vì hơn 30 năm trước, anh đã bọc đồng cho những chiếc điếu bát, lớp đồng mỏng tang chạy viền quanh miệng điếu và chiếc xe điếu bằng tre, tôn lên giá trị của một vật dụng đã từng rất gắn bó với các gia đình. Mở rộng hơn, anh viền và bọc đồng cho các loại ấm, chén, đèn, khay. Anh có thể trang trí cho nhiều vật dụng những họa tiết, đường nét, mảng hoa văn có sắc vàng tươi tắn. Tài nghệ của anh xuất phát từ vốn nghề của quê nội, làng đồng Đại Bái (Bắc Ninh). Sau này anh giao lưu với nghệ nhân vàng bạc Đồng Xâm (Thái Bình) nên kỹ thuật càng điêu luyện. Đồng vốn là kim loại cứng, rất khó để ốp sát vào bề mặt cong, nhưng qua bàn tay nghệ nhân, đồng được miết chặt vào cốt gốm sứ, vừa tăng độ cứng cáp, vừa tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm. Ngay cả những tách trà bằng sứ xương đời Thanh mỏng manh mà cũng được anh viền đồng với lời cam kết không bao giờ làm vỡ mẻ. Trong khuôn viên vườn ở Bồ Đề có ngôi nhà sàn là nơi vừa làm việc vừa sinh sống của gia đình, người ta bắt gặp biết bao nhiêu món đồ lạ lùng, từ đèn treo kiểu Âu cho tới mâm đồng cách tân, từ đèn dầu tới tượng thú mà hầu hết đều mang đường nét phá cách, không nệ vào khuôn mẫu của người xưa.

Tượng của nghệ nhân gốm Nguyễn Tuấn mang vẻ suy tư sâu lắng

Cũng mang chất phá cách mà rất đẹp như vậy là các pho tượng sành của Nguyễn Tuấn hay vẫn được người trong nghề gọi bằng cái tên “Tuấn gốm”. Học xong Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Tuấn lập xưởng ở làng nghề Phù Lãng và kiến tạo sự nghiệp sáng tác của mình bằng những pho tượng Phật đương đại. Tuấn đã trở thành một nghệ sĩ được biết đến ở trong và ngoài nước, có tác phẩm gửi khắp các gallery danh tiếng, được đặt trong sảnh của các tòa nhà sang trọng. Tượng Phật hay tượng sư, chú tiểu của Tuấn có dáng trầm tư, có nét buồn bã, chất vô ưu nhưng quan trọng nhất là không rập khuôn theo các mẫu tượng trên khắp nơi ở châu Á. Xuất phát chỉ là một studio trong làng Bắc Cầu, giờ Tuấn mở hẳn một không gian nghệ thuật sân vườn ở Ngọc Thụy. Ở đó người xem được chiêm ngưỡng những tác phẩm phá cách, đương đại mà vẫn ẩn chứa hồn phách của thôn quê Việt Nam. Đó là chất đất đỏ không lẫn đi đâu được, dung dị hiền hòa chứ không bóng loáng, chỉn chu như gốm Trung Quốc hay châu Âu.

Nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu với các nét tỷ mẩn trên gốm

Hơi thở của nghề xưa thổi về đất Bồ Đề để hun đúc nên những tay nghề tài hoa và danh sách này còn được tiếp nối với những cái tên Trịnh Vũ Hiếu, Chu Việt Cường, Vũ Bình Minh… Minh đưa con người lạc vào những giấc mộng siêu thực của hình khối bằng sắt, giấy, composit với lời tự sự:“Tôi chn sđi lp bng vic sdng vt liu nng là thép xây dng đthhin schuyn đng vn biến ca không gian và thi gian thông qua hình tưng ca nhng áng mây trên bu tri rng ln. Đó là nhng xoay chuyn ca cuc sng không ngng vn đng. Gần đó, ở xưởng của Chu Việt Cường, người xem được thả hồn vào tinh thần của phố xưa, làng cũ. Thuần túy chỉ trung thành với sơn mài, anh trao cho đời những tuyệt phẩm về cây đa, bóng thuyền, cổng làng và những phố phường Hà Nội. Tỉ mẩn tới từng chi tiết nhỏ, tranh của Cường thổi vào một tình yêu bất tận với góc cũ yên bình mà mỗi người đều có trong tâm hồn. Còn với Trịnh Vũ Hiếu, anh tập hợp trong mình những tinh hoa góp nhặt được từ các chuyến học nghề dài trên các miền đất nước để bây giờ cho ra đời các “món đồ nghệ thuật dùng được trong đời sống”. Đây là thông điệp được Hiếu truyền tải trên từng chiếc bình, lọ, tượng hay vật trang trí. Rất cầu kỳ với những mảng họa tiết hoa lá, mặt Phật, cũng rất tỷ mẩn với các hình tượng Tam tòa Tứ phủ, Tam phủ công đồng, Ngọc hoàng được thể hiện trên thân gốm, đồng thời cũng mộc mạc với chất men nâu, xám, xanh da trời và hầu hết đều dùng vật liệu tự nhiên. Ngoài làm gốm, anh còn vẽ sơn mài, sơn dầu, tạo hình bằng đủ mọi chất liệu và tác phẩm nào cũng mang hơi thở đương đại mạnh mẽ, nhìn có vẻ quê nhưng rất hợp cho các không gian nghệ thuật sang trọng. Không chất phác như lối làm đồ thủ công ở làng quê, cũng không sang trọng như dòng mỹ thuật Đông Dương, ở đây người ta thấy một dòng chảy tài hoa đến từ cội nguồn dân tộc, len lỏi vào đời thường để thăng hoa thành nghệ thuật.

Một tác phẩm gốm thể hiện theo phong cách tranh thờ dân gian

Trên dải đất Bồ Đề yên bình này, hồn Việt xưa đan xen vào nghệ thuật để tạo nên sức sống rất riêng.