Bài: Huỳnh Phương
Ảnh: Đinh Công Tâm, Huỳnh Phương

Xuất gia vào chùa tu trong một đến vài năm là một phần đời đáng nhớ của người con trai để báo hiếu, tu dưỡng cũng như làm người có phẩm chất đạo đức. Đó chính là ý nghĩa cốt lõi trong tín ngưỡng truyền thống độc đáo và đầy sắc màu về con đường tu hành của người Khmer theo Phật giáo Nam tông (Phật giáo Tiểu thừa).

Tượng Phật nằm khổng lồ tại chùa Som Rong - Sóc Trăng

Phật giáo Nam tông từ khi du nhập đến nay đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng vẫn lưu giữ nhiều nét đẹp truyền thống, trong số đó có xuất gia báo hiếu. Theo phong tục, con trai khi lớn thường được cha mẹ gửi vào chùa tu học từ một đến vài năm. Vào chùa tu là điều không bắt buộc với các nam thanh niên, có thể tu vào lúc nào đó thích hợp và muốn tu một hay nhiều năm đều được, nhưng tựu chung là cách đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, tạo phúc cho những người thân trong gia đình, nhất là với mẹ và các chị em gái, những người không thể đi tu.

Tu hành cũng giống như dùng ngọn đèn soi sáng xua tan bóng tối, bước vào đường tu như vào một thế giới hoàn toàn khác. Các nam thanh niên xuống tóc, khoác y cà sa, học kinh Phật, giáo lý làm người, giữ giới luật và lễ bái Phật. Lễ nhập tu này thường được tổ chức vào khoảng thời gian trước hoặc sau Tết Chôl Chnăm Thmây – lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người Khmer, diễn ra vào trung tuần tháng tư dương lịch hàng năm. Vài tháng trước ngày lễ, người con trai đến chùa để học thuộc những bài kinh Phật cơ bản. Gia đình người có con đi tu cũng cảm thấy tự hào, khoe niềm vui với hàng xóm, cũng như mời các sư về nhà họ để tụng kinh, cúng dường. Trước lễ chính thức một ngày, người con trai được các sư làm lễ cạo đầu, thay quần bằng chiếc xà rông và thay áo bằng một tấm khăn vải trắng khoác lên vai từ trái sang phải, một khi khoác tấm vải trắng này tức là đã từ bỏ thế tục.

Các nhà sư tụ tập tại chùa Som Rong - Sóc Trăng

Tu hành cũng giống như dùng ngọn đèn soi sáng xua tan bóng tối, bước vào đường tu như vào một thế giới hoàn toàn khác. Các nam thanh niên xuống tóc, khoác y cà sa, học kinh Phật, giáo lý làm người, giữ giới luật và lễ bái Phật. Lễ nhập tu này thường được tổ chức vào khoảng thời gian trước hoặc sau Tết Chôl Chnăm Thmây – lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người Khmer, diễn ra vào trung tuần tháng tư dương lịch hàng năm. Vài tháng trước ngày lễ, người con trai đến chùa để học thuộc những bài kinh Phật cơ bản. Gia đình người có con đi tu cũng cảm thấy tự hào, khoe niềm vui với hàng xóm, cũng như mời các sư về nhà họ để tụng kinh, cúng dường. Trước lễ chính thức một ngày, người con trai được các sư làm lễ cạo đầu, thay quần bằng chiếc xà rông và thay áo bằng một tấm khăn vải trắng khoác lên vai từ trái sang phải, một khi khoác tấm vải trắng này tức là đã từ bỏ thế tục.

Đường tu gắn liền với chiếc áo cà sa mà xưa kia các nhà sư phải tự mình ghép lại từ nhiều mảnh, chiếc áo mà Phật chỉ mang theo người ba bộ, còn gọi là tam y, một bộ mặc trên người, một bộ làm gối nằm và một bộ làm chăn đắp khi ngủ. Phật y còn là một vật phẩm cao quý mà Phật tử dâng chùa trong dịp lễ Dâng y Kathina diễn ra từ ngày 15/9 đến ngày 15/10 âm lịch hàng năm. Sáng sớm, các nhà sư trong sắc cam y cà sa và mang bình bát đi khất thực. Người dân sống quanh ngôi chùa Khmer đều có cơ hội tích phúc bằng cách cúng dường vật phẩm cho các nhà sư khi đi ngang qua. Đây là những hình ảnh bình dị đời thường nhưng lại có sức cuốn hút đặt biệt với du khách phương xa.

Khăn vải trắng được khoác lên vai người chuẩn bị dự lễ chính thức bước vào đường tu

Thời xa xưa, đồng bào Khmer không có trường học theo đúng nghĩa thông thường. Tất cả việc dạy dỗ, dạy chữ, rèn luyện bồi dưỡng kiến thức và hình thành nhân cách đạo đức con người đều phải vào chùa tu học, do đó chùa chính là trường học đầu đời cho con cái của họ. Người tu học trong chùa thực hiện các hoạt động, lao động tùy theo khả năng của mỗi người, từ trang hoàng chùa, chuẩn bị các công việc cần thiết cho các ngày lễ lớn của dân tộc cho tới làm nông, tiểu thủ công nghiệp hay thợ xây trát, sơn kiến trúc hoa văn Khmer, cho nên khi xuất tu về với đời thường thì phần lớn sẽ có nghề nghiệp đảm bảo cho cuộc sống.

Đường tu theo Phật giáo Nam tông là con đường của ánh sáng, là cách thức để người con trai, người đàn ông Khmer có một đường đời tốt đẹp. Sau nghĩa vụ tu hành, họ được phép hoàn tục và lập gia đình. Các cô gái Khmer cũng chú trọng kết hôn với những người con trai đã qua tu hành, xem đó là người trưởng thành trong xã hội và có thể tin tưởng gắn bó, đồng hành suốt cuộc đời.