Bài: Hương Quỳnh
Ảnh: Lekima Hùng
Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và do đặc thù công việc, Lekima Hùng đã đặt chân tới tất cả các tỉnh thành ven biển Việt Nam. Anh đã bị ám ảnh bởi sự ô nhiễm môi trường biển. Với mong muốn chia sẻ thông điệp gìn giữ biển xanh, Lekima Hùng đã thực hiện chuyến độc hành gần 7.000km để ghi lại những hình ảnh về rác thải nhựa ven biển. Heritage đã trò chuyện với Lekima Hùng để cùng anh chia sẻ thông điệp ý nghĩa này.
Động lực nào thôi thúc anh thực hiện hành trình đặc biệt này?
Tại sao anh lại quyết định đi một mình mà ko phải là kêu gọi các hội, đoàn với nhiều thành viên chung tay?
Như bạn biết đó, chặng đường dài rong ruổi gần 7.000km sẽ không thể thực hiện trong thời gian ngắn, lại thêm việc phải sắp xếp công việc, lo nguồn tài chính. Bên cạnh đó, ở nhiều điểm đến, tôi muốn nán lại lâu hơn để tìm hiểu cuộc sống bản địa, từ đó tìm ra nguyên nhân của tình trạng xả rác. Chính vì thế, ngay từ khi có ý tưởng thực hiện chuyến đi, tôi đã xác định chỉ thực hiện một mình.
Điểm dừng chân nào làm anh nhớ nhất?
Theo anh tình trạng xả thải nhựa bừa bãi là do đâu? Và giải pháp nào để cải thiện tình trạng này?
Mặc dù mãi đến cuối thế kỷ 19, nhựa mới được phát minh và việc sản xuất đại trà chỉ được thực hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước, loài người đã tạo ra khoảng 9.2 tỷ tấn nhựa, trong đó hơn 6.9 tỷ tấn đã trở thành rác nhựa. Và có tới 6.3 tỷ tấn trong số rác đó không được xả và xử lý đúng cách. (số liệu 2017, National Geographic). Rác thải nhựa đã thực sự trở thành mối nguy hại toàn cầu, gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế và sức khoẻ con người, đe dọa môi trường biển nói riêng và sự tồn tại của trái đất nói chung. Ngành công nghiệp sản xuất nhựa đã tạo ra vô vàn sản phẩm phục vụ cuộc sống. Thế nhưng phế thải nhựa được xử lý thế nào lại không được nhiều sự quan tâm.
Biển Việt Nam đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng với tốc độ rất nhanh do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là ý thức, nhận thức của các thành phần xã hội về gìn giữ môi trường biển còn hạn chế.
Giải pháp lâu dài cho vấn đề rác thải nhựa là giảm thiểu sản phẩm nhựa và tăng cường tái chế. Ở các vùng biển, với những gì tôi chứng kiến trong suốt hành trành thì tôi nghĩ rằng chúng ta cần kiểm soát các chợ cá và cảng cá. Đây là hai nơi xả túi nilon, rác thải nhựa khủng khiếp. Cần có nhiều người thu gom rác và các xe chở rác để phế thải được tập kết rồi phân loại, tiêu hủy hay tái chế. Để nâng cao ý thức của người dân, cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa. Còn giải pháp lâu dài và bền vững chính là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các học sinh ngay từ khi còn nhỏ. Mọi sự thay đổi lớn đều bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt. Thế nên, chỉ cần mỗi cá nhân xây dựng ý thức, thay đổi tư duy về môi trường sẽ góp phần tạo nên sự đổi thay lớn lao hơn.
Sau hành trình này, anh có dự định gì tiếp theo?
Rác thải nhựa ở biển có thể có nhiều “quốc tịch” bởi quá trình “lang thang” trôi theo các dòng hải lưu. Tôi đã đến nhiều hòn đảo, ở những bờ biển không có dân cư sinh sống nhưng vẫn dễ dàng nhặt được rác thải nhựa sinh hoạt mà trên bao bì với nhiều ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau. Điều đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Chúng ta có xứng đáng với hành tinh này không? Chúng ta đang để lại gì cho thế hệ mai sau? Một đại dương đầy cá hay một đại dương đầy nhựa? Tôi mong muốn và chuẩn bị cho các hành trình tiếp theo, đi dọc bờ biển nhiều nơi trên thế giới như ở Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Philippines để ghi lại thực trạng rác thải nhựa ở biển. Chúng ta sống chung một hành tinh, chúng ta có chung một đại dương. Vì vậy chúng ta có chung một nhiệm vụ là giảm rác thải nhựa đổ ra đại dương.