Tạp chí Heritage tổng hợp

Nổi tiếng là đất nước giàu văn hóa, các lễ hội Việt Nam đều khai thác được nét đẹp văn hóa dân tộc và thể hiện bản sắc từng vùng miền. Trong đó, lễ hội chọi trâu, đã có cách đây hàng nghìn năm, nằm trong danh sách văn hóa phi vật thể, gắn liền các sự tích, truyền thuyết kỳ bí từ lâu đời. Đây là một trong những lễ hội “kháp đấu” mang khí thế hào hùng, thể hiện tinh thần thượng võ và lòng quả cảm của người dân Việt Nam. Hãy cùng điểm qua những nét độc đáo của từng lễ hội chọi trâu nổi tiếng tại đất Việt làm tưng bừng cả một mùa bội thu này nhé!

Bài viết liên quan:

dau-an-van-hoa-va-tinh-than-dan-toc-viet-the-hien-qua-le-hoi-viet-nam-heritage

Dấu ấn văn hóa và tinh thần dân tộc Việt thể hiện qua lễ hội Việt Nam
(Nguồn: An Ninh Hải Phòng)

1. Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn

Đây là địa điểm được các du khách tìm đến đông đảo vào ngày mùng 9 tháng 8 Âm lịch mỗi năm. Tin buồn là năm nay lễ hội chọi trâu này không được tổ chức. Và ấy cũng là năm thứ hai lễ hội dân gian Việt Nam này tại Đồ Sơn không tổ chức vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Ngày lễ hội còn được tổ chức suôn sẻ, người dân mọi miền Nam Bắc đều hội tụ về nơi đây, không chỉ để chung vui mà còn cầu may mắn cho mùa màng bội thu và phù hộ cho thuyền buồm ra khơi êm xuôi. Sự dũng mãnh và ngoan cường của các chú trâu tham gia chính là hình ảnh thể hiện khí phách và tính cách của con người Việt Nam.

chu-trau-va-nguoi-chu-the-hien-tinh-gan-bo-heritage

Chú trâu và người chủ thể hiện tình gắn bó
(Nguồn: Báo Nông Nghiệp)

Trước khi vào trường đấu, các lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đều tổ chức phần lễ bao gồm lễ dâng hương, lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng, lễ rước nước gắn với tục tế Thủy thần. Người dân vùng biển Đồ Sơn tham gia chọi trâu cũng chuẩn bị lựa chọn những chú trâu khỏe mạnh, da đồng, sừng đen, lưng dày,… để chiến đấu và chống chọi mọi đòn của đối phương. 

2. Lễ hội chọi trâu Hàm Yên

Khác với người dân miền biển Đồ Sơn, tại Hàm Yên, lễ hội chọi trâu được diễn ra vào ngày 10 và 11 tháng Giêng Âm lịch. Đây là lễ hội chọi trâu có quy mô mở rộng, không chỉ gói gọn dành riêng cho những người dân địa phương. 

Bất cứ ai miễn là có thiện chí đều cũng có tư cách tham gia lễ hội Việt Nam tưng bừng này. Kể từ khi tổ chức, Hàm Yên đã ghi nhận lượt tham gia đông đảo nhất đến từ dân tộc Tày, Kinh, Mông, Dao,… ở các huyện thuộc Tuyên Quang. Do đó, lễ hội này được nhiều người dân mọi miền đổ về.

Và cũng vì là cuộc đấu của nhiều khu vực, thế nên việc lựa chọn trâu cũng được tiến hành một cách kỹ lưỡng. Đây chính là đại diện của mỗi nơi, được cả một huyện hay xã cùng chung tay đóng góp thức ăn. Gia đình được nuôi dưỡng trâu cũng do cộng đồng bầu chọn và xét duyệt, đạt tiêu chuẩn văn hóa, kinh tế, trên dưới thuận hòa.

Người dân tham gia và cổ vũ đều được tặng hoặc có cơ hội mua phần thịt trâu hóa kiếp và hiến tế tại Đền Bắc Mục. Đây là lễ vật mang đến sự may mắn, sức khỏe cho gia đình và công việc làm ăn thuận lợi cho năm tới. 

le-hoi-choi-trau-ham-yen-thu-hut-luong-khan-gia-lon-den-tu-khap-noi-tren-dat-nuoc-heritage

Lễ hội chọi trâu Hàm Yên thu hút lượng khán giả lớn đến từ khắp nơi trên đất nước
(Nguồn: tamlongvang.laodong)

3. Lễ hội chọi trâu Bảo Yên – Bảo Hà

Đến với vùng đất xứ Tây Bắc, chúng ta không chỉ thưởng thức những món ăn núi rừng thơm ngon mà còn được xem lễ hội Việt Nam độc đáo và mang bản sắc của người dân sở tại. Thông thường, lễ hội sẽ tổ chức ngày thìn đầu năm và ngày 16/7 Âm lịch hàng năm.

Với ý nghĩa cầu thịnh vượng và hạnh phúc, lễ hội chọi trâu không chỉ mang giá trị lịch sử, thể hiện một thời oanh liệt nơi biên cương do danh tướng Hoàng Bảy chỉ huy, mà còn phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của người dân Bảo Yên – Bảo Hà. Sau Tết nguyên Đán, các sới chọi đều cho người kinh nghiệm thâm niên đi khắp nơi để lùng sùng ra chú trâu gan lỳ và khỏe mạnh.

Chú trâu ở vùng đất Tây Bắc này đại diện cho sự kết tinh của những ý niệm thiêng liêng của trời đất, phù hộ một cuộc sống đủ đầy và vui vẻ. Do đó, lễ hội này là một nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn cho đến tận ngày nay. Khác với hầu hết các lễ hội bị thương mại hóa khác tại Việt Nam, dũng sĩ trâu đã xuất sắc chiến thắng sẽ được tôn vinh và đem trả về với chủ để năm sau tham gia tiếp. Các hoạt động lấy thịt và buôn bán giá cao đều được hạn chế ở mức tối đa.

4. Lễ hội chọi trâu Hải Lựu

Trong các lễ hội về trâu ở Việt Nam, đây là lễ hội chọi trâu lâu đời nhất, có mặt từ thế kỷ thứ II trước Công Nguyên. Bắt nguồn từ khi thừa tướng Lữ Gia trong cuộc chiến chống quân Hán đã đóng quân ở  Long Động – Lập Thạch. Để cổ vũ và nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ, ngài đã cho tổ chức trò đấu ngưu. Những chú trâu chọi đều sẽ được lấy thịt và chia cho các binh sĩ chung vui.

le-hoi-choi-trau-hai-luu-voi-su-bao-ve-ky-cang-cua-luc-luong-an-ninh-va-su-gop-mat-dong-dao-cua-khan-gia-heritage

Lễ hội chọi trâu Hải Lưu với sự bảo vệ kỹ càng của lực lượng an ninh và sự góp mặt đông đảo của khán giả
(Nguồn: Du lịch Today)

Về sau, người dân đã lấy hai ngày 16 và 17 tháng Giêng làm mốc để tổ chức lễ hội cổ xưa này. Khán giả vào hai ngày này đến với lễ hội đông không kể xiết. Mọi người đều được chứng kiến cuộc đấu nảy lửa của các “đấu sĩ trâu”. Không khí xã Hải Lưu tràn ngập trong tiếng reo hò, cổ vũ cùng tiếng trống rộn ràng, giòn giã và hào hùng.

Năm nay, vì tình hình dịch bệnh vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa nên ở một số nơi, chúng ta không thể chứng kiến sự nhộn nhịp lễ hội Việt Nam đặc sắc này. Không chỉ khán giả, đây là tin buồn cho cả những người nuôi trâu, vì công sức chuẩn bị và bao tâm huyết đã bỏ ra mà không thể trình diễn. Mong rằng năm sau chúng ta sẽ được chứng kiến khí thế hào hùng trên sân đình này một lần nữa.