Bài: Bill Nguyễn & Lê Thuận Uyên
Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp

Tập trung vào khám phá bề dày lịch sử của đất nước, hai nữ nghệ sĩ Ngọc Nâu và Võ Trân Châu sử dụng những ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau để thể hiện suy nghĩ của mình vdi sản, đức tin, và mối liên hệ của chúng với cuộc sống đời thường.

Tốt nghip Đại học Mỹ thuật chuyên ngành Lch sử và Phê bình Nghệ thuật, trong những năm gần đây, Ngọc Nâu (sinh năm 1989) đã hoàn toàn bắt nhp vi nghệ thuật đa phương tiện, được bạn bè trong nước và quốc tế công nhn vi các triển lãm ở Hong Kong, Singapore, Hàn Quc, Canada, Anh, Pháp…

Ngọc Nâu bắt đầu sử dụng ánh sáng cho các sáng tác của mình từ năm 2013 và tìm hiểu về cách mà c lĩnh vực triết học, vật lí, tôn giáo cũng như tâm lý nhìn nhn về ánh sáng. Đồng thời, cô cũng thuộc thế hệ nghệ sĩ trẻ tiếp cận nhiều hơn vi các ứng dụng công nghệ và đưa chúng vào thực hành cá nhân của mình. Với cô, việc kết hợp ánh sáng, các hộp đèn, phần mềm công nghệ để thể hiện các nội dung liên quan tới văn hóa, kí ức là một cách đặt vấn đề khéo léo về xã hội đương đại Vit Nam – nơi tiếp nhn nhiều dòng chảy: gia những đức tin lâu đời và lối sống hiện đại, gia cái cũ và cái mới, gia những cái mặc định đã có và những thứ được sản sinh ra.

Cũng mạch sáng tác ấy, trong triển lãm diễn ra vào tháng 11 mang tên Xướng ca cho ai”, Ngọc Nâu sẽ trưng bày các tác phẩm liên quan đến Đạo Mẫu – một trong các tín ngưỡng thờ cúng lâu đời gn lin với đời sống nông nghip ở Việt Nam. Tác phẩm sắp đặt này là tổng hòa của kỹ thuật số và m linh: nó đánh động đến sự mù quáng của xã hội trước sức mạnh của cái hư ảo, cũng như khả năng bẻ cong thực tế và kiến tạo niềm tin. Câu hỏi mấu chốt mà Ngọc Nâu muốn đưa ra là, trong thời đại thông tin và truyền thông kỹ thuật số này, liệu ta có thể tạo đà cho thế giới ảo tiến gần hơn đến việc phản ảnh thế giới thật?

Nếu như Ngọc Nâu sử dụng công nghệ trình chiếu, hologram (ảnh 3 chiều) và thực tế tăng cường vào các tác phẩm sắp đặt của mình thì Võ Trân Châu (sinh năm 1986) lại “vẽ tranh” bằng chất liệu không ngờ tới.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống may mặc và thêu thùa, ngôn ngữ của đường kim mũi chỉ đã sớm thấm vào Trân Châu – những chất liệu được cô sử dụng thường xuyên trong tác phẩm của mình. Mặc dù vải vóc không phải là chất liệu phổ biến trong sáng tác mỹ thuật, Châu vẫn dành tình cảm đặc biệt dành cho chúng, bởi chúng lưu giữ phần nào ký ức cá nhân ca cô. Điều thú vị là Châu chỉ sử dụng vải từ quần áo mà cô thu mua lại từ những container vô chủ rải rác quanh cng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh). Võ Trân Châu kể rằng cô cảm thấy choáng ngợp trước sức sản xuất ào ạt cũng như sự thừa mứa của ngành thời trang và hậu quả của nó với môi trường. Cô quyết định tái sử dụng chúng bằng cách biến số vải vóc này thành một chuỗi các bức tranh ghép (mosaic).

Trong quá trình sáng tác, Võ Trân Châu lựa chọn hình ảnh của những biểu tượng văn hóa, công trình kiến trúc đã gần như hay hoàn toàn biến mất khỏi ký ức công cộng như các nhà máy dệt may cũ, nhà thờ, hay khu Thương xá Tax. Từ hình chụp của các địa điểm này, cô số hóa rồi biến chúng thành những bản đồ chấm màu pixel, mã hóa màu sắc mỗi ô vuông bằng các loại vải tái chế. Thành phẩm cui cùng được treo giữa không gian triển lãm, phô bày ra cả mặt phải và mặt trái ca những bức tranh vi. Từ xa, ta có thể nhìn thấy các bối cảnh kiến trúc xưa hiện diện. Lại gần, chúng trở nên nhòe đi, chỉ còn là những mảng màu chp vá. Cả sê-ri tác phẩm này của Châu là một cuộc phiêu lưu nhằm ghi nhớ những gì đã mất, thu lượm ký ức, và thể hiện cách mà lịch sử cá nhân được phán ánh lên một câu chuyện lịch sử lớn hơn.