Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về
Những cánh chim báo xuân về

Những cánh chim báo xuân về

Bài: Thuần Võ
Ảnh: Thuần Võ, Bùi Trọng Hiếu

Mỗi khi xuân về, những bông hoa đua nở, hương sắc ngập tràn khắp nơi cũng là lúc các chú chim hút mật ríu rít từng đoàn hoan ca. Đây cũng là thời điểm những chú chim hút mật trổ mã, khoác lên mình bộ áo đẹp nhất chào xuân. Không để lỡ những khoảnh khắc đẹp ấy, hai nhiếp ảnh gia Thuần Võ và Bùi Trọng Hiếu đã đi khắp các mùa xuân trên mọi miền Tổ quốc để ghi lại những khung hình đẹp về loài chim hoang dã báo xuân về này.

Ở Việt Nam, chim họ hút mật có 14 loài, chúng phân bố trên cả nước, một số loài sinh sống ở phạm vi hẹp, còn một số  lại xuất hiện khá rộng và trải đều từ đồng bằng đến núi cao. Thức ăn chính của chúng là mật hoa. Các loài chim này thường có mỏ cong dài với chiếc lưỡi dài mỏng thích hợp với việc hút mật hoa. Bộ lông của chim trống thường sặc sỡ và có ánh kim trong khi chim mái có bộ lông màu trầm hơn.

Hút mật bụng hung, hút mật họng tím, hút mật đỏ, bắp chuối mỏ dài hút mật ngực đỏ, hút mật bụng vạch cư trú chủ yếu các vùng thấp từ miền Nam ra đến trung du phía Bắc. Trong khi đó các loài hút mật họng hồng, hút mật họng đen có mặt ở từ Nghệ An, Bình Định xuôi về phía Nam.

Dọc theo ven biển từ miền Trung, từ Phan Thiết, Bình Thuận tới Hà Tiên, Kiên Giang dễ dàng tìm thấy loài hút mật lưng đen, hút mật họng nâu. Một số loài chỉ sống trên vùng cao rừng núi, cao nguyên như Lâm Đồng, Kon Tum, dọc theo dãy Trường Sơn là nơi cư ngụ của các loài: bắp chuối đốm đen, hút mật họng vàng, hút mật Nepan, hút mật đuôi nhọn…

Các ấn phẩm

ĐÓN ĐỌC TẠP CHÍ HERITAGE FASHION SỐ 186 PHÁT HÀNH
TRÊN MỖI CHUYẾN BAY CỦA VIETNAM AIRLINES

Xem các số xuất bản
error: Nội dung được bảo vệ