Bài: GS. Trn ThĐt

Ni lo tht nghip chưa bao gili hin hu và rõ ràng ti thế, kcđi vi nhóm “ccn trng”, vn đưc coi là tinh anh trong xã hi.

Một nghiên cứu gần đây của OpenAI, công ty tạo ra ChatGPT nổi tiếng, đã xem xét tiềm năng tự động hóa trên 1.016 nghề nghiệp và có thể thực hiện 19.000 nhiệm vụ liên quan đến nhiều công việc. Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia của OpenAI và Đại học Pennsylvania đã chỉ ra rằng, các mô hình ngôn ngữ lớn như GPT có thể ảnh hưởng đến 80% lực lượng lao động Mỹ. Họ ước tín-h các mô hình AI (Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo), bao gồm GPT-4 và các công cụ phần mềm dự đoán khác, sẽ ảnh hưởng lớn đến 19% tất cả các công việc, với ít nhất 50% nhiệm vụ trong những công việc đó có thể bị thay thế.

Tác giả – Giáo sư Trần Thọ Đạt – là chuyên gia kinh tế nổi tiếng với các nghiên cứu sâu về vai trò của giáo dục, vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế, kinh tế học biến đổi khí hậu, kinh tế môi trường, kinh tế số … Ông nguyên là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Khác với các làn sóng tự động hóa trước đây, trong làn sóng lần này, “cổ cồn trắng”, chứ không phải “cổ cồn xanh”, mới là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Một số công việc dễ bị “tổn thương” nhất bao gồm: nhà văn, nhà thiết kế trang web và kỹ thuật số, chuyên gia phân tích định lượng tài chính và thậm chí cả những kỹ sư block-chain. Các công cụ AI “sáng tạo” đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tạo ngôn ngữ giống con người và nắm bắt ngữ cảnh thực, đến mức chúng đã vượt qua con người trong nhiều nhiệm vụ. Theo Goldman Sachs, điều này có thể khiến khoảng 300 triệu việc làm dư thừa trên toàn cầu.

Lĩnh vực dễ thấy nhất tác động của ChatGPT là dịch vụ khách hàng. Với sự trợ giúp “không cần nghỉ” của chatbot, các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 và tiết kiệm nhiều chi phí. Hơn nữa, chatbot có khả năng xử lý đồng thời một lượng lớn yêu cầu, giảm thời gian chờ đợi và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. ChatGPT làm quy trình dịch vụ khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Trí tuệ nhân tạo có khả năng thực hiện nhiều công việc giống như con người

ChatGPT cho thấy tác động lớn trong sáng tạo nội dung. Từ nền tảng dữ liệu đồ sộ, ChatGPT có thể tạo văn bản giống con người và trở thành công cụ mạnh mẽ để viết bài phát biểu, bài luận hay bài đăng báo. Trên thực tế, nhiều cơ quan truyền thông có thể sử dụng ChatGPT để tạo các bài viết kịp thời và cập nhật, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Các doanh nghiệp có thể sử dụng ChatGPT để tạo các bản tiếp thị hoặc mô tả sản phẩm, giảm thời gian và qua đó đã thay đổi cơ bản quy trình tạo nội dung theo hướng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

ChatGPT tác động mạnh đến giáo dục, khiến các cơ sở giáo dục phải tìm cách thích ứng. Sinh viên giờ đây có thể nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ rất hiệu quả và mang tính cá nhân hóa từ chatbot như: trả lời câu hỏi, hướng dẫn làm bài tập, hỗ trợ người học rất nhanh theo nhu cầu riêng. Giáo viên sẽ cung cấp được học liệu theo sở thích và nhu cầu học tập cá nhân của học sinh, mang lại sự thay đổi mang tính cách mạng trong cách tiếp cận giáo dục. Ngoài ra, chatbot có thể được sử dụng để tự động hóa các tác vụ quản trị như chấm điểm và điểm danh, giúp giáo viên có thêm thời gian cho các hoạt động giảng dạy, tương tác và sáng tạo.

Ở làn sóng tự động hóa lần này, nhóm " cô cồn trắng" chịu ảnh hưởng nhiều nhất

ChatGPT cũng sẽ cách mạng hóa việc chăm sóc bệnh nhân. Chatbot sẽ cung cấp cho bệnh nhân thông tin về tình trạng và các lựa chọn điều trị tốt nhất, giảm thiểu việc tìm kiếm thông tin bệnh nhân của các bác sỹ để tập trung vào các công việc chăm sóc sức khỏe. Trong điều trị, chatbot được sử dụng để theo dõi tiến trình của bệnh nhân, nhắc nhở dùng thuốc, xác nhận lịch hẹn, cải thiện kết quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ sai sót y tế, giúp việc chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận hơn và hiệu quả hơn.

Trong lĩnh vực học ngôn ngữ, ChatGPT đã được sử dụng để cung cấp cho người học phản hồi ngay lập tức về cách phát âm và ngữ pháp. Chatbot có thể được lập trình để hiểu ngôn ngữ tự nhiên và cung cấp phản hồi được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và sở thích riêng của người học. Công nghệ này có thể mang lại cuộc cách mạng trong học ngoại ngữ ở Việt Nam, đặc biệt là với những người không có điều kiện học tập theo phương thức truyền thống.

Trong lĩnh vực tài chính, ChatGPT đang được sử dụng để tự động hóa nhiều nghiệp vụ thông thường như quản lý tài khoản và phát hiện gian lận. Tương tự, Chat GPT hỗ trợ xử lý tài liệu và phân tích hợp đồng, giảm khối lượng công việc thông thường và cải thiện độ chính xác cũng như hiệu quả hoạt động của các công ty tư vấn luật trong lĩnh vực pháp lý. Còn ngành vận tải sẽ có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng ChatGPT tự động hóa nhiều công việc thường lệ như điều phối và lên lịch.

AI và ChatGPT còn được ứng dụng trong nhiều ngành nữa. Tuy nhiên, đà phát triển như vũ bão các công cụ này đã dấy lên những lo ngại rằng khi chatbot “thông minh” hơn, chúng có thể thay thế phần lớn các công việc, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan trong nhiều lĩnh vực và gây bất ổn về kinh tế và xã hội.

Thực tế khi chatbox không biết phải nói gì, chúng thường nói dối

Cũng có những e ngại rằng ChatGPT có thể được “huấn luyện” để tạo tin tức giả mạo hoặc nội dung sai sự thật, gây hiểu lầm, dẫn đến những vấn đề về đạo đức và pháp lý. Thực tế, khi chatbot không biết phải nói gì, chúng thường nói dối.

Ngoài ra, mặc dù chatbot có thể xử lý một số nhiệm vụ hiệu quả hơn con người, nhưng chúng lại thiếu trí tuệ cảm xúc và sự sáng tạo cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực. Đầu ra “sáng tạo” mà chatbot tạo ra dựa trên sự kết hợp dữ liệu có nguồn gốc từ internet, làm nảy sinh các vấn đề về tính chính xác, quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ, do vậy các công cụ AI vẫn sẽ cần con người xử lý.

Để giải quyết những lo ngại này, điều quan trọng là phải phát triển ChatGPT không theo hướng “thay thế con người” mà theo hướng làm công cụ để con người nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Sẽ luôn cần có con người giám sát và kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng các chatbot đang cung cấp thông tin chính xác và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. Đây cũng chính là “tân lục địa”, tạo ra nhiều việc làm mới.

Do vậy, cũng không cần quá sợ hãi về làn sóng tự động hóa này. Nó có thể giải phóng người lao động khỏi nhiều nhiệm vụ và làm tăng năng suất lao động. Điều này rất có ý nghĩa với các thị trường đang khan hiếm lao động của các nền kinh tế tiên tiến.

Cũng theo một nghiên cứu được Goldman Sachs công bố vào ngày 05/04/2023, AI có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm 7% trong thập kỷ tới.