Đỗ Thị Thắm
Có những nghệ sĩ nhiếp ảnh như có duyên nợ với miền núi và cao nguyên. Với họ, sự khắc nghiệt của cuộc sống và thiên nhiên miền biên viễn có sức hấp dẫn đến kỳ lạ, và họ đến để cùng đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống, con người nơi ấy
Vẻ nguyên sơ của miền sơn cước luôn hấp dẫn bất kỳ ai. Với các tay máy, nó còn thu hút hơn nữa vì chất liệu phong phú từ thực thể đến văn hóa đa dạng. miền núi và cao nguyên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhiếp ảnh gia. nhiều người gắn bó hai ba chục năm với những mảnh đất, mảnh đời miền biên cương. nhiều người một năm lên mèo Vạc, Lũng cú, sapa, mù căng chải, y tý… hàng chục lần
Tôi mê cao nguyên đá
Nhà báo Lưu Quang Phổ thích đi đến các miền núi cao, vừa là để du ngoạn vừa để lưu lại các hình ảnh. 15 năm qua, mỗi năm 1-2 lần, có năm tới cả gần chục lần, ông lên với vùng cao nguyên đá hà giang. Lưu Quang Phổ ấn tượng nhất với sự sinh tồn của người mông tại đây. Họ sống trong những căn nhà tường đắp bằng đất, lợp ngói máng âm dương. Họ xay ngô làm mèn mén, đồ ngô thành rượu trắng, họ đi cả ngày đường đến chợ chỉ để thổi một điệu kèn pí lè, múa một bài khèn rồi lại về trong men rượu ngô ngất ngư “những người mông ở đây như dạy cho
Tôi cách đối diện và cảm nhận cuộc sống một cách hồn nhiên. mỗi lần đến đây, tôi như được làm mới lại mình”.
Hồ sơ các bộ ảnh cao nguyên đá của Lưu Quang phổ dày dần theo năm tháng. đó có thể là Lầu Thị mỷ, cô gái ở ngay dưới chân cột cờ Lũng cú. Lần đầu năm 2004, Mỷ là một bé gái, em dần lớn lên trong các khuôn hình. Năm 2013 Mỷ lấy chồng, và năm ngoái (2014) em lại đã có một người chồng mới. một cô mỷ khác được ông chụp lại với bìa cuốn tạp chí heritage có em của năm trước đó, mặc đúng cái áo đó, diễn lại đúng động tác đó. Cao nguyên đá cũng dần đổi thay: tấm bia ghi công những người làm con đường hạnh phúc trên đỉnh mã pì Lèng đã 3 lần thay đổi. chợ đồng Văn thêm 2 dãy nhà mới. Vẻ dung dị của những người mông cũng dần mai một. ông tâm đắc với một ý kiến “hãy yêu cao nguyên đá đúng cách. nếu không gạch, tôn của chính phủ sẽ làm mất dần những ngôi nhà trình tường, đầu tư vào du lịch sẽ làm mất vẻ cổ kính của các thị trấn đồng Văn, mèo Vạc, trong khi kẹo và tiền của du khách sẽ làm mất đi vẻ hồn nhiên, trong trẻo của đồng bào trên cao nguyên đá”.
Nặng tình với Sapa
Hoàng Thế Nhiệm là tay máy miền nam nổi tiếng với những phong cảnh đẹp như cõi tiên của sapa mây trắng. ngay lần đầu tiên thực hiện chuyến chụp ảnh xuyên Việt (năm 1994), ông đã “phải lòng” với cảnh đẹp về thiên nhiên, núi non cùng sắc màu văn hóa của cộng đồng đồng bào dân tộc của miền sơn cước phía Bắc. hoàng Thế nhiệm quyết định từ bỏ công việc chuyên môn là một kỹ thuật vô tuyến ngành hàng hải để đến với niềm đam mê ghi lại những phong cảnh tuyệt đẹp của đất nước, trong đó vùng núi tây Bắc luôn là nơi ông lưu dấu nhiều nhất bởi nét đẹp hoang dã của rừng núi, với các cung đường đẹp như một bức tranh mà khó có thể tìm ra ở các tỉnh trong phía nam. từ năm 1996, ông đã định hướng sáng tác theo phong cách tả thật, luôn tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của từng vùng địa lý khác nhau, giữ lại nét đẹp của thiên nhiên một cách trung thực nhất thông qua các thiết bị kỹ thuật số đương đại.
Nghiện sự “hoang hoải”
Nhà nhiếp ảnh Phạm Hoài Thanh bắt đầu chụp ảnh về miền núi từ năm 1994. ông nghiện sự “hoang hoải” của miền núi như một duyên nợ. có những dự án ảnh miền núi ông thực hiện trong 3 – 4 năm liên tục. chỉ cần vác ba lô lên và chu du qua những thung lũng, bản làng, con sông, bờ suối, khe núi, ngọn đồi, bình minh, hoàng hôn, và trải nghiệm những tập tục đầy sắc màu dân tộc. tiếng hát nhí nhẳng, âm ỉ bên sườn núi cao lồng lộng trong bóng chiều tà đang rớt dần và u tịch, thanh bình đang dần bao phủ những nếp nhà phủ khói mùi cơm nương khoan sâu vào trái tim những kẻ “dại khờ”. Với ông “con người miên man lao vào cơm áo, gạo tiền và những xa hoa đô thị để rồi họ thấm trải nỗi cô đơn, mệt mỏi nơi thị thành. miền núi với những mảng màu khi thì sặc sỡ, khi thì thâm sâu bất tận là nơi mà sự “trinh nguyên” của cuộc sống dễ dàng thấm vào từng ngóc ngách của sự chiêm nghiệm, cảm nhận. Ảnh là thứ duy nhất dễ dàng mà người ta có thể mang về, là thứ dễ nhất để có thể chia sẻ, là thứ dễ nhất để nhắc nhở, làm dày lên kiến thức tình yêu nguyên sơ về con người, cuộc sống và thiên nhiên”.