Những hiện vật từ chiến thắng ngày 30/4/1975 được công nhận là bảo vật quốc gia
Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng những kí ức, hiện vật về cuộc chiến hào hùng của dân tộc vẫn gợi nên nhiều cảm xúc trong mỗi người chúng ta. Hãy cùng tạp chí Heritage tìm hiểu những hiện vật từ cuộc chiến thống nhất đất nước đã được công nhận là “Bảo vật quốc gia” và đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Những chú chim sắt dũng mãnh
Đó là hai chiếc máy bay MIG 21 số hiệu 4324 và 5121 từng khiến không quân Mỹ khiếp sợ. Cả hai chiếc máy bay này đã cùng lực lượng không quân Việt Nam lập nhiều chiến công xuất sắc. máy bay MIG 21 số hiệu 4324 do Liên Xô (cũ) sản xuất và viện trợ cho Việt Nam năm 1967. Chiếc máy bay này đã 69 lần xuất kích, 22 lần gặp địch, xạ kích 16 lần. chỉ trong năm 1967, có 9 phi công thuộc trung đoàn không quân 921 thay nhau trực chiến, lần lượt lái chiếc 4324 không chiến, bắn rơi 14 máy bay Mỹ các loại. 8 trong số 9 phi công từng lái máy bay này đã được tuyên dương và phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng do Liên Xô sản xuất, bảo vật quốc gia – máy bay MIG 21 mang số hiệu F96 – 5121 đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ và đặc biệt gắn liền với chiến công của anh hùng Phạm Tuân trong chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến lược của Mỹ vào Hà Nội và một số địa phương khác ở miền bắc năm 1972. Đêm ngày 27/12/1972, phi công Phạm tuân xuất kích cùng MIG 21 F96 – 5121 và tiêu diệt được máy bay b52. Tại sở chỉ huy của quân đội ta, trên màn hình hiện sáng đã ghi lại hình ảnh chiếc “Siêu pháo đài bay” B52 của Mỹ bốc cháy. ngay đêm đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ Quốc phòng đã điện khen ngợi bộ đội không quân lập công xuất sắc.
Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh
Đây là tấm bản đồ được Phòng tác chiến Bộ Tư Lệnh Quân giải phóng miền nam Việt Nam và cán bộ tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu thực hiện dưới sự chỉ đạo của Bộ Chỉ Huy chiến dịch ngay tại Sở Chỉ Huy đóng ở Tà Thiết, Lộc Ninh, Bình Phước.
Bản đồ thể hiện về quyết tâm cũng như toàn bộ phương án tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh với các mũi, các hướng và những mục tiêu rất cụ thể. Đây là kết quả của quá trình lao động sáng tạo, sự tập trung trí tuệ cao độ của tập thể Bộ Chỉ Huy chiến dịch để thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính Trị, Quân Ủy Trung Ương trong trận quyết chiến, chiến lược cuối cùng.
Đòn “Sấm sét” từ xe tăng T54B số hiệu 843
Chiến công của quân giải phóng gắn với chiếc xe tăng T54B số hiệu 843 được ví như đòn “Sấm sét” lật đổ chế độ cộng hòa ở Sài Gòn. Đây cũng là biểu tượng của tinh thần chiến đấu kiên cường và sự tuân thủ mệnh lệnh tuyệt đối của các chiến sỹ giải phóng khi hành quân thần tốc, chiến đấu táo bạo để trực tiếp xông lên húc đổ cổng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Chiếc xe 843 thuộc Đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2. Xe được điều khiển bởi kíp lái “thép” là Trung úy Bùi Quang Thuận, Hạ sĩ Lữ Văn Hỏa, pháo thủ số 1 Thái bá Minh, pháo thủ số 2 Nguyễn Văn Kỷ. Tháng 3/1975, kíp lái xe tăng T54B – số hiệu 843 được lệnh tiên phong đánh vào Huế từ ngày 5 đến 29/3. Sau khi giải phóng Huế, xe tiếp tục tiến công các lực lượng địch quân tại Đà Nẵng và giải phóng thành phố này. ngày 24/4/1975, Lữ đoàn 203 gồm 75 xe thiết giáp trong đó có xe tăng T54B – số hiệu 843 nhận lệnh tập kết tại một đồn điền cách Sài Gòn 100km chuẩn bị tấn công Sài Gòn từ hướng Đông. ngày 30/4/1975 xe tăng 843 nằm trong đội hình tiên phong, thần tốc, đánh thọc sâu vào sào huyệt địch với mục tiêu là nhanh chóng đánh chiếm Dinh Độc Lập và các địa điểm quan trọng trên đường tấn công. Qua các vòng vây và tiêu diệt nhiều sinh lực địch, cuối cùng xe 843 tiến thẳng đến Dinh Độc Lập. tại đây, xe 843 húc không đổ cổng chính. trung úy bùi Quang uận cho xe dừng lại rồi nhanh chóng lên nóc Dinh Độc Lập cắm cờ chiến thắng của quân ta. tại cổng vào, khi xe 843 bị kẹt lại thì chiếc xe thứ 2 số hiệu 390 đã húc đổ hoàn toàn cổng chính đưa quân ta bắt sống toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn.